
Trường CĐSP Đà Lạt ngày nay vốn có tên là Grand Lycée / Lycée
Yersin được xây dựng trong 8 năm (1927-1935), di tích kiến trúc văn hóa cấp quốc
gia (2001. Tại đây, 8h sáng ngày 19/4/1946, Hội nghị Đà Lạt trù bị cho Hội nghị
Fontainebleau bàn về vận mệnh của đất nước Việt Nam đã chính thức được khai mạc.

Trường CDSP Đà Lạt.
Ga xe lửa Đà Lạt, dài 66,5m, rộng 11,4m và cao 11m, mang hình
trái núi nổi tiếng Langbiang, được xây dựng từ 1932 đến 1936, di tích kiến trúc
văn hóa cấp quốc gia. Từng được xem là ga xe lửa đẹp nhất Đông Dương, cao nhất Việt
Nam – 1.500m so với mực nước biển.

Ga xe lửa Đà Lạt.
Sự hiện đại hóa của đô thị không thể không có,
khi du khách vẫn phải thường xuyên ngước nhìn những tòa nhà tầng mới xây xong, những
công trình đang hối hả thi công. Như bao nơi khác trong thời buổi hội nhập, Đà Lạt
cũng đang phình ra bởi sự nhập cư theo nhiều cách của người dân, sự phát triển của
nhiều thành phần kinh tế. Sự phân hóa giàu nghèo cũng là dĩ nhiên.

Chợ Đà Lạt, xây dựng sau 1975.

Đà Lạt còn rất nhiều nhà cổ do người dân sở hữu.
Thế nhưng rồi khi rời xa Đà Lạt, cái làm tôi nhớ nhiều nhất lại
chính là những công trình kiến trúc cổ và… mới của nơi này. Tôi đã đến những nơi
làm nên tên tuổi của thành phố hôm qua và hôm nay. Đó là những công trình có từ
thời Pháp như các trường học, tu viện, nhà thờ và đó còn là những ngôi chùa, khách
sạn, nhà hàng vừa mới xây xong. Có phải vì yêu nơi ấy quá chăng mà tôi thấy, đô
thị này đã thực sự cố gắng bằng nhiều cách giữ lại cho mình những nét xưa hay nói
khác đi, người Đà Lạt có thể chấp nhận cái mới về nội dung nhưng hình thức cũ vẫn
là một ưu tiên trong lựa chọn.

Một góc sân trong đầy hoa và nắng của Nhà thờ Domaine de Marie, thuộc dòng nữ tu Bác Ái, được xây dựng năm 1938.

Nhà hàng Cối xay gió.

Nhà thờ mới xây dựng trên đỉnh đồi.
Nhờ đó, khá nhiều những công trình kiến trúc mới có qui mô ở nơi này vẫn không bị các công trình cổ nhìn với đôi mắt xa lạ. Cái cũ và mới dường như đã tìm được một tiếng nói chung. Ở nhiều khu phố, không có những ngôi nhà màu mè với kính sáng choang, càng không thấy liên tiếp những cái nhà hộp cứng nhắc, vô cảm. Tự nhiên đã được coi là một điểm tựa để những người làm kiến trúc ở xứ này “dựa dẫm” và phát huy tài năng của mình, vì một Đà Lạt hiện đại nhưng không đối chọi với những giá trị văn hóa – về kiến trúc – đã làm nên một nét riêng cho thành phố đặc biệt trên cao nguyên này.
Nguyễn Quang Tuệ